• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 của Ngành Giáo dục Yên Thế

Chiều ngày 30/8/2021, Phòng GD&ĐT Yên Thế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa Điểm cầu chính tại  Phòng Giáo dục và Đào tạo với 19 Điểm cầu thành phần tại các trường TH, TH&THCS trên địa bàn huyện.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 và kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm giai đoạn 2021-2025; là năm học ngành Giáo dục bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1, tập trung các nguồn lực chuẩn bị cho lộ trình đổi mới chương trình, SGK GDPT lớp 2, lớp 6; đồng thời là năm học thứ hai diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19.

Đây là thử thách rất lớn với ngành Giáo dục khi vừa duy trì tổ chức các hoạt động giáo dục vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch để thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Với những nỗ lực và cố gắng, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Yên Thế năm học vừa qua đã đạt được một số kết quả nổi bật, cụ thể:

- Mạng lưới trường lớp các cấp học tiếp tục được rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, hướng tới mục tiêu tinh giảm đầu mối, năng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Toàn huyện có 62 trường, trong đó 03 trường THPT, 01 trường nghề; 58 trường  cấp MN, TH, THCS (giảm 04 trường so với năm học 2019-2020); Tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục, duy trì đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học đạt chuẩn mức độ 3, PCGD THCS mức độ 2 (số xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3 là 14, đạt tỷ lệ 73,7%, vượt chỉ tiêu 02 xã so với kế hoạch đề ra).

- Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được thực hiện đúng với chỉ đạo của tỉnh, huyện; triển khai thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”: vừa đảm bảo chất lượng dạy và học, vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Các hoạt động giáo dục các cấp học được triển khai chủ động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục làm gián đoạn quá trình dạy học học kỳ II, song các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó kịp thời, điều chỉnh nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá; nỗ lực tổ chức các hình thức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng GV, dạy học trực tuyến và nhiều hình thức dạy học khác để bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản cho HS, kết thúc năm học đúng thời gian quy định. Kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác các giải pháp, thiết bị công nghệ phục vụ công tác quản lý, điều hành, dạy và học của CBQL, GV được nâng lên; chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì.

- Việc đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa lớp 1, 2 và lớp 6 được triển khai chủ động, tích cực, đúng tiến độ. 100% các trường TH, TH&THCS trên địa bàn huyện tổ chức nghiên cứu đánh giá và đề xuất lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 2 năm học 2021- 2022  phù hợp với tình hình địa phương theo Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 03/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Giang năm học 2021-2022 và những năm học tiếp theo. Toàn huyện có 11 trường chọn bộ SGK Cánh Diều và 08 trường chọn bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống.

Chất lượng môn Tiếng Anh được nâng dần qua các năm học (Tiểu học: Tỷ lệ hoàn thành tốt đạt trên 55%; THCS: Tỷ lệ học sinh khá giỏi môn Tiếng Anh là 3099 HS đạt 48,3%; Yếu kém là 388 HS tỷ lệ 6,04%).

Các câu lạc bộ thể thao tiếp tục được thành lập và duy trì góp phần nâng cao chất lượng thi đấu tại HKPĐ cấp tỉnh; kết quả: Tiểu học đạt 18 giải (03 giải nhất, 07 giải nhì, 08 giải ba) THCS: Đạt 26 giải (11 giải nhất; 03 giải nhì; 12 giải Ba); 01 học sinh đạt giải vô địch toàn quốc môn Đẩy gậy.

Cơ sở vật chất được tăng cường: Năm học 2020-2021, Phòng GD& ĐT đã tham mưu UBND huyện xây dựng mới 22 phòng học, 9 phòng chức năng và nhiều công trình phụ trợ khác, với tổng kinh phí đầu tư trên 34 tỷ đồng; Số phòng học kiên cố trong toàn huyện 776/830 phòng, đạt tỷ lệ 93,4%; trong đó mầm non là 225/254 phòng, đạt tỷ lệ 88,5%; tiểu học là 340/363 phòng, đạt tỷ lệ 93,7%; THCS là 211/213 phòng, đạt tỷ lệ 99,06%. Kết quả thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực. Kiểm định chất lượng GD gắn với trường đạt chuẩn QG 03 trường (MN: 01; THCS: 02), trong đó công nhận mới 03 trường (MN: 01; THCS: 02); số trường đạt chuẩn QG: 54 trường, đạt tỷ lệ 93.1% (MN: 20 trường, đạt 95.23%; Tiểu học: 17 trường, đạt 100%; THCS: 15 trường, đạt 83.3%; TH&THCS: 02 trường, đạt 100%. Số trường đạt chuẩn mức độ 2 là 11 trường (MN: 04 trường; TH: 07 trường), tăng 01 trường so với cùng kỳ năm học trước.

- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được duy trì ổn định; thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo đúng kế hoạch, đồng thời tăng cường kiểm tra đột xuất, chủ động nắm bắt tình hình để có hướng chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở và chấn chỉnh kịp thời, nghiêm túc những dấu hiệu sai phạm; kỷ cương, nền nếp toàn ngành được giữ vững.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới, sâu sát theo hướng chủ động lắng nghe, nắm bắt tình hình để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở và chấn chỉnh nghiêm những dấu hiệu sai phạm. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, toàn diện các lĩnh vực, bậc học; tăng cường kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo thông tin phản ánh. Công tác quản lý tài chính, việc thực hiện các khoản thu trong trường học cơ bản đúng quy định; kỷ cương, nền nếp toàn ngành được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ, song ngành GD&ĐT Yên Thế vẫn còn một số hạn chế như:

- Số trường có điểm lẻ còn nhiều (Mầm non có 10/21 trường với 19 điểm trường lẻ; tiểu học có 10/17 trường với 16 điểm trường lẻ; THCS có 4/20 trường với 4 điểm trường lẻ); tỷ lệ huy động trẻ ra nhà trẻ còn thấp (16%). Việc sáp nhập các trường tiểu học ở đơn vị hành chính cấp xã dẫn đến số lớp tăng, vượt quá quy định theo Điều lệ trường học và tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

- Công tác quản lý, điều hành, thực hiện kỷ cương hành chính của một số trường hiệu lực chưa cao. Việc giáo dục kỹ năng sống, pháp luật, xây dựng văn hóa ứng xử ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáo dục HS ở một số đơn vị chưa hiệu quả. Công tác bảo đảm an toàn trường học ở một số trường chưa được chú trọng, còn để xảy ra sự cố mất an toàn; việc thông tin, báo cáo tình hình, sự việc đột xuất về Phòng GD&ĐT chưa kịp thời.; tình trạng cán bộ, viên chức vi phạm chính sách dân số có chiều hướng gia tăng.

- Thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học ở các cấp học còn bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao Việc đổi mới công tác quản lý, dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục - nhất là rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, chưa sáng tạo; khả năng ứng dụng CNTT, khai thác công nghệ mới, thiết bị dạy học thông minh, đồ dùng dạy học của GV còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn còn chênh lệch giữa các vùng, miền; số giải học sinh giỏi cấp tỉnh giảm so với năm học trước; trình độ, năng lực đội ngũ GV bồi dưỡng HS giỏi chưa đồng đều; chất lượng, việc dạy học trực tuyến trong thời gian HS nghỉ học vẫn được coi là giải pháp tình thế, song chất lượng chưa thực sự đảm bảo, còn trên 10% HS không thể tiếp cận được với các hình thức dạy học trực tuyến.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT được trang bị còn chậm, không đồng bộ; chưa được nâng cấp, khó đáp ứng được yêu cầu khi áp dụng chương trình GDPT mới. Kỹ năng khai thác, ứng dụng CNTT ở một số CBQL, GV còn hạn chế. Việc triển khai và duy trì phần mềm quản lý trường học vào các hoạt động quản lý nhà trường, áp dụng sổ sách điện tử... có mặt hình thức, chưa phát huy hiệu quả; chất lượng dạy học trực tuyến chưa cao, kỹ năng dạy học trực tuyến của GV và HS còn có nhiều bất cập; chất lượng trang thông tin điện tử của nhiều đơn vị thấp, thiếu cập nhật thường xuyên, không đủ thông tin theo quy định; nhiều đơn vị chưa thực sự coi trọng công tác truyền thông, nhất là việc truyền thông trực tiếp của người đứng đầu cơ sở giáo dục đến phụ huynh học sinh.

- Cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị dạy học ở một số đơn vị còn hạn chế, bất cập. Tiến độ xây dựng, sửa chữa CSVC, cải tạo cảnh quan môi trường còn chậm. Công tác quản lý tài sản, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở một số đơn vị còn hạn chế.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã phát biểu, thảo luận, chia sẻ những thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, khắc phục những khó khăn trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhà trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi…

Đồng chí Phạm Xuân Dương, HUV, Trưởng phòng Nội vụ huyện

  công bố các quyết định khen thưởng

Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Dương, Huyện ủy viên - Trưởng phòng Nội vụ huyện – Thay mặt Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện đã công bố các Quyết định khen thưởng cho: 35 tập thể LĐTT, 5 tập thể LĐXS, 05 tập thể Cờ thi đua UBND tỉnh, 05 tập thể Bằng khen UBND tỉnh và đề nghị 01 tập thể Bằng khen Bộ GD&ĐT, 01 tập thể đề nghị Cờ thi đua Chính phủ và các cá nhân năm học 2020-2021.

Đồng chí Trần Thị Ánh Tuyết, HUV, Trưởng phòng GD&ĐT phát biểu kết luận Hội nghị

Phát biểu Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thị Ánh Tuyết, Huyện ủy viên, Trưởng phòng GD&ĐT biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của cán bộ quản lý, cán bộ công chức, viên chức, các thày cô giáo trong năm học đầy khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ trong năm học 2020-2021; định hướng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu và điểm mới sẽ triển khai thực hiện trong năm học 2021-2022 đồng thời nhấn mạnh và đề nghị toàn ngành tập trung triển khai nghiêm túc 6 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, cụ thể:

1. Chỉ đạo triển khai thực hiện “nhiệm vụ kép”

2. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học

3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho HS

4. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp học đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

5. Tăng cường CSVC đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục

6. Thực hiện tốt các nội dung cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục

Năm học mới 2021-2022 đang đến rất gần, đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT đề nghị các trường sớm xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng đảm bảo ngắn gọn nhưng trang trọng, đặc biệt đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch Covid-19, khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện năm học, tổ chức các hoạt động giáo dục, duy trì kỷ cương nền nếp ngay từ ngày học đầu tiên; đồng thời đề nghị các đơn vị và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Đồng chí Hoàng Thị Hải Yến, Phó trưởng phòng GD&ĐT phát biểu, điều hành thảo luận

                                            Hình ảnh trực tuyến tại điểm cầu chính và điểm cầu thành phần

                                                                                              Hà Ngọc Tuấn- Phòng GD&ĐT Yên Thế


Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết